Liên hệ qua facebook
Hướng dẫn cách thi công lam sóng ốp trần chi tiết, đầy đủ A - Z

Ngày đăng | 12.04.2024

Thi công lam sóng ốp trần cực kỳ đơn giản, hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà mà không cần gọi thợ. Trần nhựa lam sóng là một trong những kiểu trang trí đang rất được yêu thích nhờ mẫu mã đa dạng và kiểu dáng hiện đại thời thượng cũng như khả năng chống mối mọt, không nấm mốc và hạn chế cháy lan một cách tối đa. Cùng tham khảo ngay các bước thi công trần nhựa lam sóng chi tiết có trong bài viết sau đây. 

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật liệu thi công tấm ốp lam sóng 

  • Chuẩn bị vật liệu làm xương: Xương inox, sắt hộp mạ kẽm hoặc xương thạch cao

  • Dây thép treo xương loại 1.5 - 2.0 

  • Máy hàn, máy cắt xương, cắt tấm nhựa

  • Vật liệu tấm ốp lam sóng nhựa giả gỗ, phụ kiện phào chỉ, keo,ke, đinh vít inox. 

  • Chuẩn bị máy móc thiết bị như máy cắt, dao rọc, giàn ráo, máy khoan, máy bắn đinh, súng bơm keo, máy đo laser,...

Chuẩn bị vật tư thi công lam sóng ốp trần

Đi hệ khung xương trần nhựa lam sóng

Hệ khung xương là một trong những yếu tố quan trọng, bắt buộc phải có và không thể thiếu khi thi công tấm ốp nhựa (bao gồm cả tấm ốp nhựa nano, tấm nhựa giả đá PVC hay tấm ốp lam sóng nhựa). 

Tác dụng của hệ khung xương khi ốp trần lam sóng:

  • Hệ xương sẽ có tác dụng tạo nên một bề mặt phẳng, đồng nhất và giúp giữ tấm được chắc chắn trên trần. 

  • Đảm bảo sự ổn định của tấm nhựa, tránh tình trạng cong vênh hay nấm mốc giữa bề mặt trần với lam sóng. 

  • Ốp tấm lên hệ xương sẽ hạn chế được tối đa tình trạng thấm ngược lên vật liệu và ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

  • Hạn chế được tối đa tình trạng tháo gỡ tấm ảnh hưởng đến bề mặt trần. 

Thi công hệ khung xương trần nhựa lam sóng

Tiêu chuẩn của hệ xương khi ốp trần lam sóng: 

Hệ xương sẽ được đi theo yêu cầu của công trình thực tế. Thông thường, các thanh xương sẽ cách nhau tối thiểu từ 40 - 60cm. Thanh xương ngang sẽ giao động từ 1 đến 2m/thanh và đặc biệt cần có xương chống từ phần mái xuống khung, giúp giữ chặt khung lên trần.

Lưu ý: Khoảng cách trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, khoảng cách có thể thay đổi tùy thuộc vào chất liệu xương, yêu cầu công trình cụ thể. 

Đo đạc và xác định số lượng tấm ốp lam sóng cần chuẩn bị 

Sau khi đã đi hệ xương chắc chắn cho trần lam sóng. Việc tiếp theo cần làm đó là xác định số lượng tấm ốp nhựa cần sử dụng, đo đạc và cắt tấm theo kích thước. Đây là công đoạn khá quan trọng vì sẽ tránh được tối đa tình trạng hao hụt vật tư ở mức cao nhất. 

Tiến hành xác định diện tích tường cần được thi công bằng thước dây hoặc thước thông dụng. Đối với trần giật cấp thì cần đo đạc kỹ lưỡng các phần giật cấp để đảm bảo cắt tấm và chuẩn bị được đủ số lượng tấm ốp. 

Để cắt các tấm theo kích thước, anh/chị có thể dùng dao rọc giấy. Đặc biệt, ở những vị trí như ổ điện, dây điện thì hãy dùng máy cắt cầm tay để cắt theo kích thước phù hợp. 

Hướng dẫn các bước thi công lam sóng ốp trần

Tiến hành thi công lam sóng ốp trần chi tiết

Đối với những tấm đầu tiên, để giữ tấm chắc chắn trên trần, anh chị hãy sử dụng máy bắt đinh hoặc máy khoan vít bắn trực tiếp vào hèm tấm phía trong. Còn đối với hèm tấm phía ngoài, tiến hành bắt ke và cố định bằng đinh vít inox. Lưu ý, hãy căn chỉnh kỹ hai hèm của tấm để khi lắp tấm thứ hai có thể gắn được vào hèm của tấm còn lại.

Đối với các tấm tiếp theo, làm tương tự và cố định bằng ke inox. Với mỗi tấm lam sóng, ta có thể sử dụng từ 3 đến 5 con ke để đảm bảo có thể cố định tấm một cách chắc chắn lên trần. Thực hiện ốp tấm còn lại cho đến hết diện tích tường. 

Thi công ghép tấm nhựa ốp tường lam sóng

Tại các vị trí nối tấm, để đảm bảo thẩm mỹ và không lộ rõ các mối nối lam sóng. Ta có thể áp dụng hai cách sau đây:

  • Cách 1: Cắt thẳng hoặc cắt tấm theo góc 30 độ sau đó che đi mối nối bằng keo màu.

  • Cách 2: Đối với những vị trí góc vuông, hay cắt tấm theo góc 45 độ và gắn bằng keo dán chuyên dụng. 

Dán phụ kiện phào chỉ 

Tại các vị trí kết thúc tấm, anh/chị có thể sử dụng các loại phào chỉ, nẹp để che đi. Sử dụng phụ kiện phào chỉ không chỉ tăng tính thẩm mỹ cho công trình mà còn giúp các tấm lam sóng không bị côn trùng, ẩm mốc hay nước đi vào phía trong ảnh hưởng đến chất lượng tấm ốp. 

Mỗi vị trí trần lam sóng sẽ sử dụng một loại phào riêng. Chi tiết như sau:

  • Giáp trần: Phào cổ trần

  • Điểm kết thúc trần: Phào góc dương

  • Kết thúc, cạnh góc tường: Phào kết thúc 

  • Góc trong, giữa tường: Nẹp góc âm

  • Góc ngoài, vị trí góc vuông 90 độ: nẹp góc V

Thi công phào chỉ che điểm kết thúc trần nhựa lam sóng

Xem thêm: Xu hướng trang trí nhà đẹp với trần nhựa nano

Những lỗi hay gặp phải khi thi công trần nhựa lam sóng 

  • Bôi keo trực tiếp vào tấm sẽ khiến cho keo bị tràn ra ngoài, không đảm bảo được độ bám dính của keo với hệ xương. Trường hợp này nên bôi keo vào xương, sau đó mới ốp tấm lên bề mặt tường. 

  • Sử dụng quá nhiều ke inox sẽ không quá cần thiết và gây lãng phí trong quá trình thi công. Số lượng ke phù hợp là khoảng 5 - 7 cái cho một tấm. 

  • Không sử dụng loại keo chuyên dụng để tấm được giữ chắc chắn, đảm bảo chất lượng công trình. 

  • Đo đạc và cắt tấm không chính xác, dẫn tới tình trạng hao hụt vật tư, trường hợp này cần phải đo đạc lại kỹ lưỡng với các tấm ốp tiếp theo để đảm bảo thẩm mỹ. 

Thi công đúng kỹ thuật giúp đảm bảo công trình thẩm mỹ tuổi thọ cao

  • Để đảm bảo quá trình thi công được nhanh hơn, xử lý triệt để các vị trí khó, cần tư duy làm nghề thì anh/chị nên thuê một đội thợ có kinh nghiệm. 

Bài viết trên đây, Tổng kho tấm nhựa ốp tường Haroma đã hướng dẫn tới anh/chị cách thi công lam sóng ốp trần chi tiết từ A - Z. Hy vọng qua bài viết trên đây, anh/chị đã có thêm kinh nghiệm hữu ích nếu muốn tự thi công tấm ốp lam sóng tại nhà.